Barcode Là Gì? Máy Quét Mã Vạch Là Gì? Phân Loại Các Loại Barcode Và Lợi Ích Của Chúng

Barcode là gì? Phân biệt các loại barcode? Barcode dùng để làm gì? Người ta dùng gì để đọc barcode? Các loại máy đọc barcode? Máy đọc barcode nào tốt? Mua đầu đọc barcode ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

12 Oct 2022
Admin
Thời gian đọc: 9 phút
Barcode Là Gì? Máy Quét Mã Vạch Là Gì? Phân Loại Các Loại Barcode Và Lợi Ích Của Chúng

Hiện nay mọi người đã quá quen thuộc với mã vạch barcode, mã QR code khi đi siêu thị, mua sắm quần áo, đồ dùng, thanh toán hoá đơn,… Vậy bạn đã thực sự hiểu về barcode hay chưa?

1. Barcode là gì?

Định nghĩa barcode

Barcode là các loại mã vạch, một công nghệ phổ biến hiện nay dùng để thu thập, truy xuất dữ liệu, nhận dạng dữ liệu thông qua mã số và chữ số của một đối tượng nhất định. Mỗi mã vạch sẽ có kích thước, độ đậm nhạt hoặc dày mỏng khác nhau, có khoảng trống xen kẽ nhau được sắp xếp theo một trật tự được mã hoá để các máy quét barcode có thể nhận dạng và đọc được. 

Barcode xuất hiện nhiều trong đời sống

Các loại barcode

1. Barcode tuyến tính (1D) 

Barcode tuyến tính, hay barcode 1D, là một dạng mã vạch tuyến tính thông thường, được cấu tạo bởi các sọc đen trắng sắp xếp xen kẽ nhau. Mã vạch dạng này được gọi là “một chiều”, hay “tuyến tính” do các dữ liệu được mã hoá theo chiều rộng ngang. Nếu muốn tăng nội dung dữ liệu bạn cần phải tăng chiều rộng của mã.

Một số loại mã 1D hiện nay

  • UPC:  
    • UPC viết tắt của cụm từ Universal Product Code, một loại mã vạch dùng để dán và truy xuất hàng hoá tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã này được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ, Canada và một số quốc gia lớn khác như New Zealand, Anh, Úc,… 
    • UPC bao gồm 2 phần: phần mã vạch với các đường thẳng song song, độ lớn nhỏ khác nhau dành cho máy quét và phần số gồm 12 số để con người có thể nhận biết (phần số không bao gồm chữ cái hoặc ký tự đặc biệt).

  • EAN:
    • Europian Article Number (EAN) là một loại mã vạch phổ biến tại Châu Âu, được ứng dụng chủ yếu vào hàng hoá tiêu dùng tại các điểm kinh doanh, siêu thị, bán lẻ,..

  • CODE 39:
    • CODE 39 khắc phục được nhược điểm của 2 loại mã vạch trên, đó là chúng có thể mã hoá các số tự nhiên, các ký tự chữ hoa, ký tự đặc biệt và chúng có dung lượng không giới hạn. Loại code này thường được sử dụng trong các ngành xuất bản sách, y tế, quốc phòng,... 

  • CODE 128:
    • CODE 128 là loại mã có thể mã hoá số, văn bản và toàn bộ 128 ký tự của ASCII (ASCII 0 – ASCII 128). Mã Code 128 có mật độ cao (cùng một nội dung dữ liệu nhưng kích thước nhỏ hơn Code 39), mang đén hiệu quả mã hoá cao, ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp y tế, ngân hàng máu,... 

  • ITF:
    • Mã ITF (INTERLEAVED 2 OF 5) tạm dịch là mã xen kẽ 2 trên 5, là loại mã vạch mã hoá cặp số ở mật độ cao tương tự Code 128, thuộc loại mã vạch tuyến tính có 2 chiều rộng liên lục với độ dài bất kỳ, miễn có 1 chữ số chẵn trong mã. Mã ITF thường được sử dụng trong phân phối và nhận dạng kho hàng, in trên các thùng hàng bìa cứng. 

 

Ứng dụng của các loại code 1D phổ biến 

Loại mã vạch Ngành nghề sử dụng Đặc điểm
UPC

Công nghiệp thực phẩm

Bán buôn, bán lẻ

Sử dụng chủ yếu ở Bắc Mỹ và Canada

Cần mã số, không cần mã chữ

Mật độ cao

Đáng tin cậy

Cần mã kiểm lỗi

EAN

Công nghiệp thực phẩm

Bán buôn, bán lẻ

Sử dụng chủ yếu ở Châu Âu và các nước khác không thuộc Bắc Mỹ

Cần mã số, không cần mã chữ

Mật độ cao

Đáng tin cậy

Cần mã kiểm lỗi

Code 39

Bộ Quốc phòng

Ngành y tế

Công nghiệp nhôm

Xuất bản sách

Cơ quan hành chính

Cần mã hoá cả chữ và số

Dễ in

Rất an toàn, không cần mã kiểm lỗi

Code 128

Công nghiệp chế tạo

Vận chuyển Container

Cần dung lượng 128 ký tự

Hiệu quả mã hoá cao

Kích thước nhỏ

ITF

Phân phối, lưu kho

Các sản phẩm không phải thực phẩm

Sản xuất, bán buôn, bán lẻ

Vận chuyển Container

Dễ in 

Kích thước nhỏ

Codabar

Ngân hàng máu

Thư viện

Thư tín chuyển phát nhanh trong nước

Công nghiệp xử lý phim ảnh

Rất an toàn

2. Barcode ma trận (2D)

 

2D có nghĩa là “Hai chiều”. Các mã vạch 2D chứa được nhiều thông tin quy ước chiều mã vạch hơn mã tuyến tính (1D). Những quy ước mã vạch rộng lớn nhiều hơn dữ liệu được mã hoá. Mã vạch 2D sử dụng cả phương ngang và phương thẳng đứng để chứa được nhiều dữ liệu hơn. 

Mã 2D được sử dụng nhiều nhất hiện nay là mã QR code (Quick Response code). Sở dĩ nó có tên như vậy bởi loại mã này đáp ứng rất nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. 

Mã 2D được phân thành 2 loại

  • Mã xếp chồng: như Code 16K, Code 49, PDF-41, Coden 16K, PDF-47,… 
  • Mã ma trận (Matrix Codes): Data Matrix, Maxicode, Softstrip, Vericode, QR code,… 

Các ứng dụng của mã QR code trong đời sống

  • Kiểm kê hàng hoá, thông tin sản phẩm 
  • Lưu trữ thông tin cá nhân trên card visit 
  • Lưu trữ URL: chỉ cần sử dụng điện thoại để quét QR code, sau đó tự động mở trình duyệt theo URL tương ứng 
  • Sử dụng tại các bến xe bus, xe lửa, tàu điện: Quét QR code để biết thông tin về các chuyến xe 
  • Sử dụng tại các viện bảo tàng: Quét QR code đặt cạnh vật trưng bày để biết được thông tin chi tiết về đồ vật đó. 
  • Sử dụng để mua hàng ở bất kỳ đâu: quét QR code để đặt mua hoặc thanh toán không tiền mặt... 

Barcode dùng để làm gì? Lợi ích của barcode 

Barcode có rất nhiều lợi ích và được ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ứng dụng trong đời sống.  

Phân loại hàng hoá, quản lý kho 

Trước đây việc phân loại hàng hoá, quản lý kho được thực hiện thủ công bằng sử dụng chữ viết tay hoặc dùng excel, truy xuất dữ liệu thủ công, giờ đây chúng ta thường dùng barcode để phân loại hàng hoá và quản lý kho vô cùng nhanh chóng, chính xác và tiện lợi. Không chỉ phân loại hàng hoá, chúng ta còn có thể kiểm soát hàng hoá còn tồn đọng, hàng hoá đã xuất đi giúp doanh nghiệp nhập, xuất hàng một cách hợp lý, tránh tồn kho quá ít hoặc quá nhiều. 

Phân biệt hàng thật, hàng giả 

Nhờ vào chuỗi số, độ lớn nhỏ của vạch,… mà mỗi mã vạch có một định danh riêng, giúp con người dễ dàng truy xuất các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, từ đó có thể nhận diện được hàng thật hay hàng giả một cách nhanh chóng. 

Thanh toán giao dịch nhanh chóng 

Hiện nay các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hầu như đều đã trang bị các máy đọc mã vạch để thanh toán sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, mỗi sản phẩm bán đi đều được hệ thống quản lý bán hàng kiểm soát và đối chiếu được, giúp nâng cao hiệu quả quản trị. 

Ứng dụng khác của barcode trong đời sống 

Nhờ sự tiện lợi và chính xác của mã vạch nên nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác trong đời sống, chẳng hạn như dùng barcode để phân loại hành lý của khách tại các chuyến bay, quét mã để nhận các thông tin khuyến mãi, quét mã để truy cập website, làm khoá cửa, chấm công nhân viên,... 

Tổng quan về đầu đọc barcode 

Đầu đọc barcode là gì? 

Đầu đọc barcode, hay còn gọi là máy quét mã vạch, đầu đọc mã vạch, máy đọc mã vạch, là một thiết bị chuyên sử dụng để đọc mã vạch (các ký tự được mã hoá). Sau khi quét mã, kết quả trả về dưới dạng thông tin được truyền qua máy tính hoặc thiết bị đầu cuối được kết nối trước đó. 

Cấu tạo của đầu đọc barcode 

Máy quét mã vạch có cấu tạo gồm 3 phần chính: 

  • Bộ phận quét mã vạch: Bộ phận này có chức năng phát ra một chùm tia sáng rọi vào mã vạch để lấy thông tin trên mã vạch. Dựa vào công nghệ chế tạo, người ta chia ra làm hai loại đầu đọc mã vạch: Đầu đọc mã vạch laser (laser scanner) và đầu đọc CCD (CCD scanner) 
  • Bộ phận truyền tín hiệu: Bộ phận thứ hai cấu tạo nên máy quét mã vạch là bộ phận truyền tín hiệu. Bộ phận này có chức năng phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch và các khoảng trống thu được từ bộ phận quét mã vạch. Thông thường, bộ phận quét mã vạch và bộ phận truyền tín hiệu được tích hợp trên cùng một board mạch. 
  • Bộ phận giải mã (decoder): Đây là bộ phận thứ ba cấu tạo nên đầu đọc mã vạch. Bộ phần decoder thực hiện chức năng nhận tín hiệu xung điện từ bộ phần truyền tín hiệu và giải mã theo dạng thức của loại mã được lập trình sẵn trong bộ nhớ. Trường hợp giải mã thành công, âm thanh “bíp” sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình phần mềm quản lý mà bạn đang sử dụng. Nếu không có dấu hiệu gì tức là bộ phận giải mã không hoạt động. 

Các loại đầu đọc barcode 

Có nhiều loại máy đọc code khác nhau trên thị trường dành cho các ứng dụng và nhu cầu khác nhau: đầu đọc code cầm tay, đầu đọc code cố định, đầu đọc DPM, đầu đọc ESD,… 

Đầu đọc code cầm tay 

Đây là loại máy đọc mã vạch phổ biến nhất, gồm hai loại có dây và không dây. Đầu đọc mã vạch cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng,.. Giúp việc kiểm kho, bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Các loại máy đọc mã vạch cầm tay có thể đi kèm chân đứng và giá đỡ, do đó chúng có thể đặt trên bàn. Đây cũng là loại máy đọc mã vạch rẻ nhất trong các loại máy đọc mã vạch. 

Đầu đọc barcode cầm tay

Đầu đọc cầm tay có ưu điểm là linh hoạt, đọc được code trên nhiều vị trí, không cố định, người vận hành có thể chủ động điều khiển. Tuy nhiên nhược điểm của đầu đọc mã vạch này là cần phải có người thao tác vận hành, không thích hợp cho các dây chuyền tự động. 

Đầu đọc code cố định

Là loại máy quét mã vạch được gắn cố định, cho phép đọc các mã vạch của sản phẩm khi di chuyển trên băng chuyền, dễ dàng tích hợp chạy tự động trên dây chuyền mà không cần người đứng thao tác.  

Nhược điểm của loại đầu đọc này là thời gian set up lần đầu lâu.  

Đầu đọc barcode cố định trên dây chuyền sản xuất

Một số loại đầu đọc mã vạch của Mars Tohken 

  • Dòng đầu đọc cầm tay: MCR-H200, MCR-H280B 

  • Dòng đầu đọc cố định: MCR-F1000, MCR-F180, MVF series 

  • Dòng đầu đọc DPM (Direct Part Marking) - chuyên đọc cho những loại code khắc trực tiếp: MCR-H700 series, MCR-H720 series  

  • Dòng đầu đọc ESD (Electrostatic Discharge) - dòng đầu đọc chuyên dụng được phủ sơn tĩnh điện để có thể làm việc trong môi trường nhiều tĩnh điện nhằm tránh hư hỏng thiết bị: THIR-6781 (ESD), MCR-H200 (ESD)

Các yếu tố cần kiểm tra khi lựa chọn máy quét mã vạch 

Bạn cần kiểm tra trước các yếu tố sau khi lựa chọn máy quét mã vạch: 

  • Loại code cần đọc: code 1D hay 2D 
  • Mục đích sử dụng: dùng cho cửa hàng bán lẻ, siêu thị hay dùng trong kho hàng, dây chuyền sản xuất,.. Từ đó lựa chọn loại máy quét mã vạch cầm tay hoặc cố định. 
  • Kích thước code 
  • Vật liệu in code 
  • Khoảng cách đọc 
  • FOV (Field Of View): Vùng làm việc 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đọc code 

Ánh sáng môi trường

Điều kiện ánh sáng môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đọc code. Vì liên quan đến việc xử lý ảnh nên ánh sáng môi trường từng thời điểm khác nhau có thể dẫn đến việc không đồng bộ về việc cài đặt điều kiện đọc code của máy. 

Vật liệu in code

Vật liệu in code nếu bóng quá sẽ phản xạ ánh sáng chiếu vào để đọc code gây lóa khi chụp ảnh code, nếu quá sần sùi sẽ làm các đường nét code không sắc nét 

Chất lượng code

Code bị nhoè, mờ, bị lóa, bị che khuất cũng khiến việc đọc và giải mã code trở nên khó khăn hơn 

Mua đầu đọc barcode ở đâu? 

 

Temas phân phối các dòng máy quét mã vạch cố định, máy quét mã vạch cầm tay, máy quét mã vạch 1D & 2D chất lượng tốt nhất trên thị trường, phù hợp với nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Hãy cho chúng tôi biết vê yêu cầu của bạn thông qua email info@temas.vn hoặc SĐT: (+84) 24 3386 1691 / 24 3795 7839 (Hà Nội) hoặc (+84) 28 2243 0303 (Hồ Chí Minh). 

Sửa đổi gần nhất vào: 12 Oct 2022

Đừng quên chia sẻ bài viết này!

Bài viết liên quan